

DANH NHÂN NGUYỄN ĐĂNG THỊNH (1694 - 1755) - LỄ BỘ KIỂM LẠI BỘ
I. Gia thế và thời đại Nguyễn Đăng Thịnh
1. Gia thế và ảnh hưởng nề nếp gia đình
Nguyễn Đăng Thịnh sinh giờ sửu, ngày 24 tháng 4 năm Giáp Tuất (1694 - 1755). Học rộng, thông thái, nhớ dai, nhanh nhẹn, giỏi văn trội thơ, người đời thường tôn là bậc thầy nổi tiếng văn học ở Nam Hà.Người thuộc làng An Hòa, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế(nay phường Hương An, Thành phố Huế) Tự là Chuyết Trai hiệu là Hương Danh hậu duệ đời thứ tám phái Đạt Lý Họ Nguyễn Đăng. Cha Nguyễn Đăng Trị (1665 - 1725) tự Đại Chánh hiệu Thuận Đức là ông Tổ Phái 3 của Họ, là anh của danh sĩ Nguyễn Đăng Đệ. Trước kia đỗ Hương tiến làm quan tới chức Văn chức kiêm Giám trạng được tặng là Triều Nghị đại phu, là Bác ruột của Lại bộ Thượng thư khai quốc công thần - Nguyễn Cư Trinh
Nguyên xưa tổ tiên người làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang (nay là phủ Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh. Nguyên là họ Trịnh tương truyền đời trước dòng dõi thi lễ, một Họ lớn ở Hoan Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) Trịnh Cam đậu tiến sĩ ra làm quan đến chức Binh Bộ Thượng Thư kiêm chuyển vận sứ đời nhà Lê. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527). Trịnh Cam không thể ngồi yên nhìn cảnh suy sụp của nhà Lê, bèn bỏ quan mà về. Họ Mạc biết là người hiền tài, cố mời ở lại nhưng cương quyết chối từ rồi cùng em là Trịnh Quýt lúc ấy đang giữ chức Giáo thụ, bỏ quê lại vào ngụ cư ở làng Tiên Nộn thuộc huyện Phú Vang xứ Thuận Hóa chiêu tập những người trung nghĩa ở Châu Ô (tên đất của Chiêm Thành) cùng chiêu tập trai tráng trong vùng để xứng nghĩa giúp vua Lê khôi phục. Công việc đang thi hành thì Trịnh Cam, Trịnh Quýt mất. Các hào kiệt Châu Ô thương tiếc. Về sau con cháu bèn nhập tịch ở làng An Hòa, huyện Hương Trà (Thừa Thiên) trải chiếm khoa mục rất nhiều. Ngạn ngữ đương thời có câu “Học Đồng Di (xã Đồng Di - Tây Hồ - Phú Vang) Thi An Hòa”
2. Hoàn cảnh và thời đại
Được sinh ra trong một gia đình văn gia thế thiệt nên thiếu thời Nguyễn Đăng Thịnh cùng với em họ là danh tướng Nguyễn Cư Trinh phải được thấm nhuần Hán học và Giáo lý Khổng Mạnh. Chí cần vương nghĩa khí của viễn tổ Trịnh Cam “Phò Lê diệt Mạc” lưu truyền trong gia đình danh sĩ Đăng Trị, Đăng Đệ. Trong suy tư của nhà Nho chân chính thì chúa Trịnh sau này cũng như Họ Mạc năm xưa là lộng hành, cường quyền vua Lê không đáng tôn thờ. Với chính sách của chúa Trịnh đã làm cho giai cấp quan liêu tan rã ở Bắc Hà. Trong lúc Chúa Nguyễn lại mở rộng cửa dang tay thâu dụng nhân tài. Khi bị chèn ép ở Đàng Ngoài tất nhiên nho sĩ ở Bắc Hà phải lánh vào Nam tìm minh quân.
Đồng chung số phận giai cấp quan liêu của triều đại nhà Lê, gia đình Đăng Trị, Đăng Đệ cũng tìm minh quân để phò Lê diệt Mạc rồi sau diệt Trịnh và đã từng giúp Chúa Nguyễn đắc lực. Có thể nói từ đầu thế kỷ 18 dòng Họ Trịnh ở An Hòa có một bước ngoặc lớn, vào năm 1708 khi ông Nguyễn Đăng Đệ được thăng Văn chức, có thành tích lên đến tại Chúa Đăng Đệ tấu đối tường tận, rõ ràng, bàn bạc rộng rãi đầy đủ Chúa lấy làm lạ yêu lắm ban cho Họ Nguyễn nhân đó cả họ đều được đổi thành họ Nguyễn vào thời Chúa Nguyễn Phúc Chu tức là Chúa Minh (1691 - 1725). Trịnh Đăng Đệ là người đầu tiên trong họ tộc được đổi là Nguyễn Đăng Đệ.
II. Sự nghiệp văn chương và chính trị
1. Sự nghiệp văn chương:
Là một dòng họ có truyền thống hiếu học, học giỏi và đỗ đạt nhiều đóng góp vào nền giáo dục và khoa cử xứ Đàng Trong và giáo dục nước nhà. Từ đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 dòng họ có 21 người học hành đỗ đạt trở thành quan lại, tướng lĩnh, nhà thơ, nhà văn. Từ Thủy tổ đến đời thứ 10 có đến 1 tiến sĩ, 1 trúng cử và 15 cử nhân làm sáng danh dòng tộc. Riêng gia đình Nguyễn Đăng Thịnh có 6 người con đậu Hương tiến (Cử nhân). Câu ngạn ngữ nổi tiếng khắp vùng Thừa Thiên chính là nói đến truyền thống thi cử đỗ đạt nhiều của dòng họ Nguyễn Đăng làng An Hòa.
Cuốn Đại Nam liệt truyện tiền biên trong mục truyện các bề tôi có 10 người: Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Đặng Thịnh (con Nguyễn Đăng Giám, Đăng Vinh, Nguyễn Cư Trinh (con Cư Dật, cháu Cư Sĩ), Nguyễn Đăng Tiến (con Đăng Khuông, Đăng Huy), Nguyễn Đăng Cẩn (con Đăng Thông) là những nhân tài có truyền thống văn võ song toàn nhưng nỗi bật hơn là quan văn. Sau khi học hành đỗ đạt được vào viện Văn Chức và tiếp đó là Hàn lâm viện. Trong số 21 nhân vật nổi bật của dòng họ có đến 15 người làm việc trong Hàn lâm viện với những chức vụ khác nhau từ Hàn lâm viện trưởng đến thị giảng, con cháu của Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Đăng Thịnh, Nguyễn Đăng tiến về sau vẫn là những nhân vật tham gia chính quyền nhà Nguyễn thế kỷ 19.
Về văn học nhiều người trong dòng họ trở thành những tác giả văn học để lại nhiều tác phẩm có giá trị góp vào nền văn học nước nhà. Nhiều tác phẩm trở nên nổi tiếng, được người đời ca tụng. Riêng ông Nguyễn Đăng Thịnh với Chuyết Trai văn tập, Chuyết Trai Vịnh sử tập, Hiệu tân thi tập. Trên 10 tác phẩm về phần mộ chí minh trong Đại Nam văn uyển thống biên viết bằng chữ Hán thuật lại hành trạng, công nghiệp của một số quan lại chính quyền Đàng Trong thế kỷ 18.
2. Tham gia chính trị phục vụ Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn
Về chính trị, dòng họ Nguyễn Đăng đã sản sinh ra nhiều quan lại lớn và có nhiều đóng góp vào công việc xây dựng chính quyền Đàng Trong và hoàn chỉnh công việc khai phá xác lập chủ quyền ở Nam Bộ. Dòng họ có 3 vị Thượng Thư : Thượng Thư Binh bộ Trịnh Cam, Lễ Bộ kiêm Lại Bộ Nguyễn Đăng Thịnh, Thượng Thư Lại Bộ Nguyễn Cư Trinh. Mùa hạ năm Giáp Tý (1744) Thế Tông bắt đầu lên ngôi vương, bài biểu của đại diện quân thần xin chúa lên ngôi có câu rằng: “Chính danh phận vào lúc cả nước bắt đầu đổi mới, đấy lễ nhạc vào lúc trăm năm chứa đức đến nay”. Lại có câu Bờ cõi bảy mươi dặm như Thành Thang, còn dựng cơ đồ Huyền điểu; Giang Sơn ba nghìn dặm như Chúa Thượng, cũng nên tước phẩm Hoàn Khuê) thực là lời suy tôn khen ngợi rất mực đều là lời văn của Đăng Thịnh soạn ra. Kế nhờ có công đầu trong việc sách lập ngôi tôn, được trao chức Lễ Bộ kiêm Lại Bộ. Phàm phẩm phục quan chức, nghi lễ triều đình, chế độ một phen đổi mới, phần lớn do Đăng Thịnh góp sức định ra. Thế Tông đã lên ngôi Chúa “Điển chương pháp đô đều cho Đăng Thịnh kiến lập rõ ràng, còn từ lệnh thì ra từ tay Cư Trinh”. Trên bình diện thể chế chính trị xứ Đàng Trong có bước phát triển cao và bộ máy nhà nước phát triển nhất Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi Chúa cũng quy tụ được nhiều nhân tài giúp chúa chỉnh đốn nội trị, ngoại giao, hoàn thành công việc mở cõi vào Nam như Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Đăng Thịnh, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Cư Sĩ, .... đều nỗi tiếng là những vị quan liêm chính, có trách nhiệm với dân với nước trong tư cách làm quan, tư cách của kẽ sỹ Nho học mẫu mực lấy đạo Trung Dung làm lẽ sống
Những đóng góp của dòng họ Nguyễn Đăng trên nhiều lĩnh vực giáo dục, chính trị, kinh tế, văn học, đạo đức như trên trong lịch sử thật đáng trân trọng
III. Về phần mộ của ông
Mùa hạ năm Ất Hợi (1755) ông mất tại chức, mệnh chung, giờ Thìn, ngày 5 tháng 6, an táng giờ Hợi, ngày 23 tháng 10 năm ấy. Hưởng thọ 62 tuổi Thụy Cần Thận. Sắc tặng Táng Trị Công Thần Đặc Tấn Trụ quốc Kim Tử Vinh Lộc Chánh trị. Thượng Khanh Tham Ngị, ban tiền của để hậu táng. Chôn xứ Mao Đôi núi Hương Trầm tọa càn hướng Tốn. Trước mộ có bia đá. Sau dời chôn núi Hương Trầm xứ Cồn Tranh.
Sau khi Đăng Thịnh chết, chúa sai người đến nhà thu lượm, sao chép bản thảo văn chương để xem, đọc tới nhiều bài lấy làm khen ngợi nhớ tiếc. Đăng Thịnh giỏi thơ văn, học vấn quảng bác, sử dụng nhiều điển cố trong văn chương và lịch sử Trung Quốc trong các bài thuộc tập thơ Chuyết Trai vịnh sử tập cùng các bài văn tế thực sự làm xúc động lòng người.
- Ở văn bia dòng cuối có ghi: Công chi văn chương đức nghiệp thiên cổ nhứt nhơn. Bài mình ghi trên bia mộ để tặng cho Cố Lễ bộ kiêm lại bộ, dòng cuối ghi: Những lời ai điếu đều phát xuất từ lòng kính trọng. Tự ông, nền văn chương đã sản sinh ra nhiều học giả noi theo khuôn phép của ông, ngưỡng mộ ông.
Phần mộ của ông chôn trong công viên nghĩa trang Hương An Viên
Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh tham dự lễ kỷ niệm 313 năm ngày sinh ông Nguyễn Đăng Thịnh
Tiểu sử của ông được khắc trên bia